Sinh viên năm cuối chuẩn bị gì trước khi xin việc?

Sinh viên năm cuối chuẩn bị gì trước khi xin việc?

Sinh viên năm cuối chuẩn bị gì trước khi xin việc?


Khi bước vào năm học cuối cùng của giảng đường đại học, hầu hết các sinh viên không khỏi băn khoăn và lo lắng về việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Vậy, các bạn sinh viên phải chuẩn bị những gì khi đi xin việc và phỏng vấn xin việc?

Nhiều giám đốc tuyển dụng cho biết kinh nghiệm có liên quan đến công việc sắp tới của ứng viên là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định tuyển người. Thật không may, sinh viên mới ra trường thường xem nhẹ những trải nghiệm mà họ thu lượm được qua các đợt thực tập, công việc bán thời gian cũng như hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, phần đông nhà tuyển dụng lại xem hoạt động tình nguyện cũng là dạng kinh nghiệm đáng ghi nhận.

Tự tin dù chưa có kinh nghiệm

Hầu hết các bạn sinh viên mới ra trường đều rất bỡ ngỡ trong quá trình tìm kiếm việc làm và tiếp cận với các doanh nghiệp để xin việc làm. Một điều dễ nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp khi đăng thông tin tuyển dụng đều đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm trong khi sinh viên mới ra trường, nếu không có doanh nghiệp nào nhận vào làm, không đi làm thì lấy kinh nghiệm ở đâu?

Trả lời câu hỏi này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, dù yêu cầu như vậy nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp nhận hồ sơ của các bạn chưa có kinh nghiệm. Do đó các bạn không nên e ngại khi có ý định nộp hồ sơ xin việc vào các doanh nghiệp. Dù chưa có kinh nghiệm, chưa từng làm ở đâu nhưng trong thời gian thử việc, nếu các bạn thể hiện được khả năng của mình thì doanh nghiệp cũng không thể từ chối các bạn được!

Muốn tìm kiếm một công việc ổn định, bạn hãy chuẩn bị cho mình một hành trang xin việc đầy đủ.

Sinh viên mới ra trường: Tôi là ai?

Có thế nói rằng, việc xuất hiện ngày càng nhiều các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn đã mang đến cho các bạn sinh viên mới ra trường rất nhiều cơ hội việc làm và tất nhiên cả cơ hội thăng tiến nữa. So với các tỉnh, thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng… thì các bạn sinh viên mới ra trường ở các tỉnh khác có ít cơ hội hơn nhưng không phải là không có.

Trước hết các bạn phải xem công việc đó có phù hợp, có đúng với chuyên ngành mà mình đã học hay không? Ngoài ra các bạn cần phải xem mình có những khả năng gì nổi bật mà trong công việc sắp tới mình có thể phát huy thế mạnh đó không? Khả năng giao tiếp, kinh nghiệm, các văn bằng chứng chỉ như Anh Văn, Vi tính… cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng, cộng điểm cho các bạn khi gửi hồ sơ xin việc. Đánh giá được khả năng và sở trường của mình sẽ giúp các bạn lựa chọn được công việc phù hợp với mình hơn và khả năng “lọt” vào “tầm ngắm” của nhà tuyển dụng cũng sẽ cao hơn.

Với các bạn sinh viên, trong quá trình học tập ở nhà trường thường tham gia các phong trào, hoạt động của đoàn, hội của trường sẽ giúp các bạn năng động hơn và các doanh nghiệp cũng đánh giá cao quá trình hoạt động xã hội này của các bạn. Do đó, khi đi phỏng vấn hay làm đơn xin việc các bạn phải thể hiện được năng khiếu nổi trội của mình. Việc các bạn đi làm bán thời gian, đi dạy kèm hay làm tiếp thị… trong quá trình học cũng là những điều kiện để các doanh nghiệp đánh giá cao bạn.

Bên cạnh đó, với không ít nhà tuyển dụng, điều mà họ muốn nhìn thấy nhất ở ứng viên là khả năng hòa nhập với công ty lẫn đồng nghiệp.

Bằng cấp không quyết định tất cả

Nền tảng học vấn của ứng viên cũng là yếu tố “ghi điểm” được thể hiện ở nơi học, chuyên ngành và bằng cấp. Hãy đảm bảo phần này có đề cập đến cả các khóa học khác và những dự án hoàn chỉnh nếu chúng có liên quan đến công việc.

Nhiều sinh viên băn khoăn rằng bằng cấp của các trường ở tỉnh không có thương hiệu bằng bắng cấp của các trường ở TP.HCM hay bằng của trường dân lập, tư thục… không bằng bằng của các trường công lập… như vậy khi đi xin việc sẽ không được các doanh nghiệp đánh giá cao?

Nhưng theo các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng, văn bằng của các trường không phải là yếu tố quyết định, bằng của trường nào cũng được xem xét như nhau, quan trọng là khả năng làm việc, tiếp nhận và xử lý công việc của các bạn như thế nào trong quá trình làm việc thực tế. Do đó, trước khi trở thành nhân viên chính thức của các doanh nghiệp, các bạn sinh viên đều có thời gian để các bạn thử thách (có thể từ 1-3 tháng) qua đó doanh nghiệp sẽ đánh giá năng lực thực tế của các bạn và xem xét khả năng phù hợp của các bạn đối với công việc như thế nào? Cũng có thể trong quá trình thử việc các bạn cũng sẽ được tập huấn, bổ sung những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc mà các bạn tiếp nhận.

Vài năm đầu sau khi tốt nghiệp chỉ là khởi đầu của một quá trình khám phá lâu dài. Bạn có thể phải làm những công việc tẻ nhạt, hoàn toàn không phù hợp với tích cách.

Nhưng hãy nhớ rằng, không ai làm mãi một nghề. Khi cuộc sống của bạn có nhiều thứ để lo lắng hơn bạn sẽ ít phạm sai lầm trong nghề nghiệp hơn. Bạn sẽ học được nhiều từ những vấp ngã ban đầu.

"Sự nghiệp của mỗi người là một quá trình dài trong đó công việc đầu tiên chỉ là viên gạch khởi đầu. Từng bước, từng bước bạn sẽ nhận ra con đường sự nghiệp của mình"

Thể hiện lòng đam mê

Đam mê là ưu điểm hàng đầu mà nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Những người hết lòng với công việc cho thấy họ là nhân viên hiệu quả tiềm năng. Để trả lời câu hỏi: “Tại sao anh/chị muốn làm ở đây?”, trong mọi trường hợp bạn nên nhấn mạnh đến thế mạnh của công ty cũng như các thách thức ở vị trí mới. Thái độ “nhiệt tình hay hờ hững” với công việc không qua mắt được ban tuyển dụng và họ cũng sẽ cảm thấy tương tự như thế về bạn.

(Sưu tầm trên Internet)

COMMENTS

Sponsor

Tên

5c,2,cau-hoi-nghiep-vu-ngan-hang,80,cau-hoi-phong-van-chuyen-vien-tin-dung,13,cau-hoi-phong-van-giao-dich-vien,23,cau-hoi-phong-van-ngan-hang,184,cau-hoi-thi-ngan-hang,28,cau-hoi-tuyen-dung-ngan-hang,44,câu hỏi phỏng vấn,1,câu hỏi phỏng vấn ngân hàng,5,câu hỏi trắc nghiệm thi tuyển ngân hàng,2,Câu hỏi tuyển dụng,10,câu hỏi tuyển dụng ngân hàng,5,chu-viet-tat-tieng-anh-trong-ngan-hang,4,chuyên viên khách hàng cá nhân,1,chuyên viên quan hệ khách hàng,1,chứng chỉ nghiệp vụ ngân hàng,1,de-thi-chuyen-vien-quan-he-khach-hang,20,de-thi-chuyen-vien-thanh-toan-quoc-te,4,de-thi-giao-dich-vien-ngan-hang,21,de-thi-IQ,4,de-thi-ngan-hang,165,de-thi-nhan-vien-tin-dung,12,de-thi-tieng-anh-ngan-hang,18,de-thi-tin-dung-ngan-hang,12,de-thi-tin-hoc-ngan-hang,5,đào tạo giao dịch viên,2,đào tạo ngân hàng,1,đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cấp chứng chỉ quốc tế,1,đề thi giao dịch viên ngân hàng,1,đề thi ngân hàng,1,Future Bankers,1,giao,1,giao dịch viên,2,Giao dịch viên ngân hàng,1,giao-dich-vien-ngan-hang,3,học nghiệp vụ ngân hàng,1,khái niệm cơ bản tín dụng,1,khai-niem-co-ban-nganh-ngan-hang,24,kien-thuc-ngan-hang,3,kinh nghiệm ngân hàng,1,kinh nghiệm phỏng vấn,4,kinh nghiệm phỏng vấn ngân hàng,3,Kinh nghiệm ứng tuyển,21,kinh nghiệm ứng tuyển ngân hàng,6,kinh nghiệm viết email xin việc,2,kinh-nghiem-phong-van-giao-dich-vien,5,kinh-nghiem-phong-van-ke-toan-ngan-hang,15,kinh-nghiem-phong-van-ngan-hang,206,kinh-nghiem-thi-giao-dich-vien,5,kinh-nghiem-ung-tuyen-ngan-hang,50,kinh-nghiem-viet-cv-xin-viec,1,kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng,1,kỹ năng thuyết trình,1,ky-nang-phong-van-ngan-hang,196,ngan-hang-acb,5,ngan-hang-agribank,5,ngan-hang-anbinh,1,ngan-hang-baca,3,ngan-hang-bidv,5,ngan-hang-de-thi,30,ngan-hang-eximbank,5,ngan-hang-GPbank,2,ngan-hang-hdbank,7,ngan-hang-kienlongbank,1,ngan-hang-lienvietbank,2,ngan-hang-lienvietpostbank,3,ngan-hang-MaritimeBank,3,ngan-hang-mbbank,11,ngan-hang-oceanbank,2,ngan-hang-pgbank,1,ngan-hang-sacombank,4,ngan-hang-scb,1,ngan-hang-seabank,3,ngan-hang-shb,3,ngan-hang-techcombank,2,ngan-hang-thuong-mai,3,ngan-hang-tpbank,3,ngan-hang-vib,2,ngan-hang-vietcombank,9,ngan-hang-vietinbank,8,ngan-hang-vpbank,3,ngân hàng,1,Ngân hàng đề thi,8,nghề nghiệp ngân hàng,1,nghiep-vu-ngan-hang,9,nghiệp vụ,2,nghiệp vụ ngân hàng,1,phân tích,1,tài chính doanh nghiệp,1,tài liệu ngân hàng,1,tài liệu nghiệp vụ ngân hàng,1,tạo vốn,1,thanh toán,1,tín dụng ngân hàng,1,tong-hop-cau-hoi-trac-nghiem,2,trung tâm đào tạo nghiệp vụ ngân hàng,1,tu-chuyen-nganh-ngan-hang,1,tuyen-dung-ngan-hang,1,tuyển dụng ngân hàng,1,từ chuyên ngành ngân hàng,1,từ vựng tiếng anh chuyên ngành ngân hàng,1,VietinBank,2,việc làm ngân hàng,1,viết cv tuyển dụng,1,
ltr
item
Ngân hàng đề thi: Sinh viên năm cuối chuẩn bị gì trước khi xin việc?
Sinh viên năm cuối chuẩn bị gì trước khi xin việc?
Sinh viên năm cuối chuẩn bị gì trước khi xin việc?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-8H0vlKoN1xs2sbKXJ-zhyphenhyphenih5AxwupLT6Ka_kMh6RD7im6jHwgUq2wPqsI7F2DHc0E4bKdh94LvZL9MknKDl4F_4cTlUg612tqeT4ecX1uITZ08FU0_0QoJ0qLsy6tqqkFmvwjR3_6ZA/w640-h640/sinh-vien-nam-cuoi-chuan-bi-gi-truoc-khi-xin-viec.jpeg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi-8H0vlKoN1xs2sbKXJ-zhyphenhyphenih5AxwupLT6Ka_kMh6RD7im6jHwgUq2wPqsI7F2DHc0E4bKdh94LvZL9MknKDl4F_4cTlUg612tqeT4ecX1uITZ08FU0_0QoJ0qLsy6tqqkFmvwjR3_6ZA/s72-w640-c-h640/sinh-vien-nam-cuoi-chuan-bi-gi-truoc-khi-xin-viec.jpeg
Ngân hàng đề thi
https://dethi.openvnn.com/2021/06/sinh-vien-nam-cuoi-chuan-bi-gi-truoc-khi-xin-viec.html
https://dethi.openvnn.com/
https://dethi.openvnn.com/
https://dethi.openvnn.com/2021/06/sinh-vien-nam-cuoi-chuan-bi-gi-truoc-khi-xin-viec.html
true
7886680233572407764
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content

Type something and Enter×